Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt VPSSIM

VPSSIM hỗ trợ hệ điều hành Almalinux , Centos, RockyLinux,  Oracle Linux … các phiên bản 8 và 9 trên server sử dụng cpu Intel/AMD/ARM,  nên các bạn có thể tuỳ chọn hệ điều hành phù hợp mới mình.

Khi cài đặt Server bằng VPSSIM, bạn sẽ được lựa chọn các phiên bản:

+ PHP: Thấp nhất là PHP 7.2, tuỳ thuộc vào phiên bản hệ điều hành bạn chọn. Như với RHEL 9  Almalinux 9 chẳng hạn) PHP được chọn từ  7.4 . Với RHEL 8 (như Almalinux 8) thì PHP được chọn từ 7.2. Sau khi cài đặt xong server, nếu bạn muốn thay đổi phiên bản PHP khác thì dùng chức năng “Thay Đổi Phiên Bản PHP” trong VPSSIM.

+ Nginx: Có 3 phiên bản Nginx bạn có thể chọn đó là Nginx mainline, Nginx Stable và Nginx-more. Nginx mainline và Stable được cài từ trực tiếp từ Nginx.org repo,  Nginx-More thì là Nginx Stable và được cài thêm các module nginx: Brotli, More Headers, Cache Purge, VTS, GeoIP2, Echo and ModSecurity. Nếu không chọn Nginx-More thì bạn chỉ có thể sử dụng được 75% sức mạnh của VPSSIM. Vì vậy, Mình khuyến nghị các bạn chọn VPSSIM để sử dụng được 100% các chức năng VPSSIM.

Chuẩn bị Server

  1. VPS (Server) sử dụng hệ điều hành AlmaLinux, CentOS, RockyLinux và Oracle Linux phiên bản 8 và 9. Mặc dù VPSSIM vẫn hỗ trợ Centos Stream nhưng mình không khuyến khích các bạn sử dụng hệ điều hành này nếu là người dùng thông thường. Chi tiết các bạn xem tại đây: Tại sao không nên dùng CentOS Stream và nên sử dụng AlmaLinux, Rocky Linux hoặc Oracle Linux?
  2. Phần mềm kết nối SSH với server. Bạn nên sử dụng Terminus vì phần mềm này hỗ trợ đa nền tảng và không bị lỗi hiển thị font chữ tiếng Việt có dấu. Bạn có thể xem chi tiết tại đây.
  3. VPSSIM có chức năng tạo swap tự động. Vì vậy, sau khi cài đặt xong VPSSIM, bạn có thể tạo swap rất đơn giản và nhanh chóng mà không cần tạo trước.

Lệnh Cài đặt VPSSIM

Bản tiếng Việt:

curl get.vpssim.com -o install && sh install

=>  Các phần mềm SSH trên MacOS và Windows hỗ trợ UTF-8 để không bị lỗi font chữ Tiếng Việt trên VPSSIM

Bản tiếng Anh:

curl get.vpssim.net -o install && sh install

Các bạn lưu ý: Sau khi hoàn tất cài đặt server, các bạn hãy vào mục “Đăng Ký Business Version” trên VPSSIM main menu để kích hoạt 7 ngày dùng thử đầy đủ chức năng của VPSSIM.

Hướng Dẫn Cài Đặt VPSSIM

VPSSIM chỉ chạy trên tài khoản root, vì vậy bạn cần kết nối SSH tới server bằng tài khoản root, sau đó mới có thể cài được.

Kết nối SSH tới Server và sử dụng lệnh sau để cài phiên bản tiếng Việt. Nếu muốn sử dụng bản tiếng Anh, bạn có thể sử dụng lệnh phía trên để cài đặt hoặc cài đặt xong, truy cập VPSSIM để chọn chuyển ngôn ngữ sang tiếng Anh.

curl get.vpssim.com -o install && sh install

Tiếp theo, script cài đặt sẽ tiến hành vô hiệu hoá SELinux trên server và sau đó server sẽ khởi động lại để vô hiệu hoá hoàn toàn SELinux. Sau khi server khởi động lại,
bạn chạy lại dòng lệnh trên một lần lần nữa để quá trình cài đặt server chính thức bắt đầu.

 

 

Đoạn tiếp theo này, bạn lựa chọn phiên bản PHP và Nginx trước khi bắt đầu cài đặt.

Bước xác nhận lại cuối cùng trước khi quá trình cài đặt bắt đầu.  Nếu bạn muốn chọn lại thì chọn không đồng ý để chọn lại, nếu bạn chọn đồng ý thì quá trình cài đặt sẽ chính thức bắt đầu.

Thời gian cài đặt này nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tốc độ kết nối mạng của server để tải các file cài đặt, cũng như cấu hình server.

Sau đó việc cài đặt hoàn thành:

Lệnh Chạy VPSSIM

Bây giờ, bạn có thể sử dụng lệnh: vpssim để truy cập VPSSIM trong terminal để quản lý Server của mình rồi.

Menu Chính Của VPSSIM

Bạn lưu ý:

– phpMyadmin Port: đây là port truy cập phpMyadmin, cũng như download các file backup, xem server status. Mặc định port này là 810. Bạn có thể đổi port này sau khi cài đặt xong bằng chức năng “Thay Đổi phpMyadmin Port” trong phần “Quản Lý phpMyadmin, FileManage” của VPSSIM.

– Thông tin đăng nhập link quản lý mặc định được show trong khi cài đặt. Bạn có thể đổi thông tin Username và mật khẩu trong chức năng “User & Password Mặc Định” trong phần “Bảo Mật Server & Website” để thay đổi. Bạn cũng có thể tắt mật khẩu này cũng được, nhưng mình khuyên bạn chỉ tắt khi cần Wget file backup sang server khác thôi. Còn lại bình thường nên bật để đảm bảo server an toàn hơn. Tắt bật mật khẩu bảo vệ port này trong Quản Lý phpMyadmin.

– Các thông tin User, mật khẩu quản lý, mật khẩu root MySQL… mình gom lại để ở chức năng “Thông Tin Quản Lý Server”, bạn có thể xem lại nếu quên thông tin.

– Khi thêm domain vào server, nếu bạn chọn domain.com thì khi website chạy, nó sẽ hiển thị trên đường dẫn là http://domain.com . Nếu bạn điền domain là www.domain.com, khi chạy địa chỉ sẽ là http://www.domain.com. Vì vậy bạn cần cân nhắc khi thêm domain vào server. Còn lại, khi chạy tất cả các chức năng liên quan tới domain đó trong VPSSIM, bạn nhập www.domain.com hay domain.com đều được. VPSSIM nhận biết được hai domain này là một nên sẽ chạy một kết quả duy nhất.

– Bất cứ khi nào bạn upload code lên server cho website, bạn phải chạy chức năng số 2 “Fix Lỗi Chmod & Chown” , nếu không khi cài đặt hoặc chạy website sẽ bị lỗi. Bạn có thể chọn fix lỗi 1 hoặc tất cả website trên server, cách nào cũng được. Nếu bạn có chạy UI desktop trên server thì bắt buộc bạn chạy chức năng này mà không nên sử dụng lệnh chown /home. Nếu bạn sử dụng lệnh chown cả /home thì bạn sẽ không thể truy cập vào Desktop UI được.

Mình khẳng định, nếu bạn thành thạo sử dụng VPSSIM, bạn sẽ thấy việc sử dụng VPS, Server nó đơn giản đến không tưởng. Gần như tất cả các việc bạn cần làm, VPSSIM đều thực hiện được. Tất nhiên để thành thạo, bạn cần tìm hiểu về cách sử dụng các chức năng của nó. Bạn hãy đọc các bài viết về cách sử dụng các chức năng của VPSSIM tại mục Hướng Dẫn Sử Dụng VPSSIM nhé.

Chúc bạn thành công.

 

1.819 Comments

  1. Chung Nguyễn

    Bạn Oánh có thẻ làm 1 bản cài đặt cho Ubuntu không bạn ?

    • Chào bạn.
      Rất tiếc là mình không thể hỗ trợ VPSSIM cho các distro linux khác ngoài Centos được.
      Vì nếu muốn VPSSIM support Ubuntu, chắc mình phải miệt mài chỉnh code mấy tháng mới hoàn thành được 🙂

  2. Hôm nay tự nhiên VPS bị down không vào được, vào console trên web thì thấy VPS không có internet. Gửi ticket nhờ support thì nó bảo network bên nó bình thường và network của VPS cũng bình thường. Nghĩ ngay đến firewall, vào vpssim disable CSF, restart VPS -> không được, gỡ hẳn CSF ra thì được.
    Website bây giờ hoạt động bình thường rồi nhưng bị down đến 3 giờ. Cách đây khoảng 1 tuần mình có thực hiện 1 config duy nhất là update hệ thống, hình như lên CentOS 7.2, không rõ đó có phải nguyên nhân không.
    Cách đây 1 giờ mình cài lại CSF, nhưng 5 phút sau bị tiếp, và mình lại phải gỡ ra mới được.
    Report để VPSSIM ngày càng tốt hơn.
    Dù sao bị gỡ Google Pagespeed tiếc đứt ruột 🙁

    • Sorry bạn.
      Bạn nên chuyển về Centos 6 nhé. Centos 7 hiệu suất kém hơn khá nhiều.
      Mình sẽ update lại file cài đặt CSF Firewall (allow Gateway,Local IP, Nameserver của VPS …) , lần update tới hy vọng sẽ khắc phục được triệt để lỗi này.

  3. Chu Tuấn

    Chào bạn,
    Mình đang cài vpssim cho vps của mình, hôm nay thấy web chậm kiểm tra thì thấy có 1 tên miền khác cùng chạy trên server (WuZhiKun.com), mình tắt thử vps thì tên miền này cũng dừng hoạt động. Tên miền này có lai lịch TQ, mình ko rõ tại sao, bạn có thể tư vấn giúp mình ko?

    • Không có vấn đề gì cả nhé.
      Họ point domain của họ về IP của bạn thôi mà.
      bạn thử trỏ domain của bạn về 108.61.150.186 cũng sẽ nhận được kết quả tương tự nhé 🙂

  4. Cho mình hỏi là script VPSSIM này có cho phép 1 VPS chạy nhiều website WordPress không? Là chỉ cần mua thêm tên miền trỏ IP về VPS là sẽ chạy được thêm website mới.

    • Chạy thoải mái bạn nhé.
      Point domain về IP VPS, sau đó add thêm tên miền trong VPSSIM là được.

  5. An Nguyen

    Không cài được thư viện Imagick ở php5.6 Admin ơi, cứu với

  6. Xuân Khánh

    Cảm ơn bạn nhiều. VPSSIM rất tốt. 😳 😳 😳

  7. Huyền

    Bản 3.5.0 config có vẻ tốt hơn bác ạ.
    Em từ tứ test, có gì sẽ báo lỗi bác. :mrgreen:

    • Thanks bạn. Phiên bản trước, mình tin tưởng config của Centminmod quá nên áp dụng tương tự. Ai dè, config của nó không dùng được.
      Hiện tại, VPSSIM tự động cấu hình MySQL theo RAM và số lõi CPU của server nên khả năng sẽ rất good 🙂

  8. Phuong Nguyen

    Mình ko rõ khi dùng vppsim liên tục bị không kết nối với ssh được, giúp mình với. Cứ 2,3 ngày lại phải kêu support nó gỡ cho mới kết nối vào ssh để quản lý server được.

  9. Không hiểu vì sao mình ko cài được vpssim trên vps của bên vhost nữa toàn thấy báo lỗi, chán quá

  10. Nguyễn

    Chào bác Oánh,
    VPS đang dùng vpssim, em có hơn 10 site mấy hôm nay bị upload toàn file .php lạ lên, mở ra thì toàn file mã hóa.
    Bác có cách nào khống chế để không cho upload file php lên không, cảm ơn bác!

    • Mình nghĩ do bạn sử dụng theme lậu và theme này có vấn đề rồi.
      Trong phần tiện ích addons có chức năng chặn thực thi các file php trong folder upload đó.

      • Nguyễn

        Khi up code, theme lên em đã dùng total virus quét thử thì ko phát hiện mã độc, chức năng ko cho upload thì em cũng đã bật tuy nhiên các file .php toàn up lên thư mục ngang hàng file index của website. Có cách xử lý, cách ly nào khác ko bác nhỉ?

        • Không nên hoàn toàn tin tưởng những phần mềm quét virus nhé. Nếu sử dụng theme lậu, bạn nên check trực tiếp bằng cách kiểm tra code từng file 1 cho chắc ăn 😀

  11. Đức

    Chào,
    VPSSIM hỗ trợ cài nhiều IP trên 1 server không nhỉ ?

  12. nam

    OÁnh ơi, mình up lên mariadb 10 thì vào được phpmyadmin rồi.
    Nãy mình có thử nghịch cái đặt mật khẩu bảo vệ gì ấy (đặt bảo vệ public_html và library, xong tự nhiên bị stop nghinx
    giờ khởi động lại nghinx bằng vpssim thì báo lỗi có thể config sai.
    còn khởi động bằng lệnh thì báo
    [root@CENTOS6 ~]# nginx -t && service nginx restart
    nginx: [emerg] duplicate location “/” in /etc/nginx/pwprotect/hnvautopro.com/.conf:1
    nginx: configuration file /etc/nginx/nginx.conf test failed

    • Bây giờ bạn tắt mật khẩu truy cập folder đi.
      Chắc bạn nghịch config gì đó rồi chứ VPSSIM không thể gặp lỗi trong quá trình đặt mật khẩu bảo vệ được.

  13. minh gặp phải lỗi khi vào quản lý database thì gặp lỗi không khởi động được mariadb nhưng sql vẫn chạy ầm ầm mong admin xem sét

        • Bạn vào VPSSIM menu ==> Update System ==> Update System .
          Sau khi update hệ thống, chạy lại chức năng Quản Lý Database và thông báo cho mình kết quả nhé.
          Thanks.

          • nam

            mình update system thì bị lỗi không vào được phpmyadmin bạn à.
            Vào nó báo lỗi
            phpMyAdmin – Error
            Error during session start; please check your PHP and/or webserver log file and configure your PHP installation properly. Also ensure that cookies are enabled in your browser.

            session_start(): open(/var/lib/php/session/sess_7a7d6666874eb9a58b98f5b04ecd8babd8a0d2ae, O_RDWR) failed: Permission denied (13)

          • Lỗi này sẽ tự động được fix khi bạn truy cập vào Quản Lý phpmyadmin nhé 🙂

          • vẫn bị cậu ơi mấy vps mình update lên đều bị cái này

    • Bạn không được sử dụng Console tích hợp sẵn trong trình quản lý VPS của nhà cung cấp nhé 🙂

      • OK. Dùng tool trung gian thì cài được. mà Oánh cho mình hỏi thêm. VPSSIM xài NGINX, mà có 1 số plugin xài Rewrite của Apache ( đã convert rule nhưng không tác dụng) và mình muốn cài apache cho VPSSIM được không? Hiện tại mình đang dùng VPSSIM 😀

        • Bạn convert chuẩn thì sẽ dùng được nhé 🙂
          VPSSIM không hoạt động với Apache được nhé bạn.

  14. Hải

    Oánh hướng dẫn cụ thể cài SSL đi, mình đã làm trong VPSSIM, lấy file .csr submit lên nhà cung cấp SSL, họ gửi lại cho mấy file .crt rồi làm sao nữa?

    Mấy file .crt đó upload vào đâu?

    Thanks

  15. Hải

    Mình cài VPSSIM lên Amazon Ec2 và cài đặt website hoạt động tốt, nhưng sau khi đổi port SSH thì ko vào được VPS nữa, mặc dù đã mở port trong trang quản lý của VPS trên Amazon.
    Mình nhớ là khi đổi port là VPSSIM từ động thêm vào firewall để mở đúng ko Oánh?

    Vậy tại sao ko vào được VPS qua SSH nhỉ?
    Help!!!!!!!!!!!

    Thanks

    • Đúng rồi bạn ạ. VPSSIM tự động mở port mới luôn rồi.
      Mình chưa sử dụng AMAZON VPS nên không giúp bạn hơn được.

  16. Hải

    Hi Oánh,
    Bạn cho mình hỏi sử dụng VPS ở Amazon Ec2 thì nên cài bản CentOS nào trong đó nhỉ? mấy bản CentOS ở DigitalOcean hoặc Vultr hình như đã tối ưu cho mình, xài VPS 512MB ở đó vẫn thấy khỏe và chiếm ít tài nguyên.
    VPS ở Amazon mình cài xong, cài VPSSIM vào và add 1 website xong check thấy dùng hết 666MB (Ram 1GB).
    Bạn có kinh nghiêm sử dụng VPS ở đây hoặc biết cách cài bản CentOS gọn nhẹ, chất lượng chỉ mình với nhé.

    Thanks a lot!

    • Chào bạn. Mình chưa dùng VPS ở Amazon nên không rõ nữa. Nếu VPS cho phép tạo SWAP thì bạn nên tạo thêm swap nhé.
      Thường thì mình ko quan tâm tới RAM free sau khi cài đặt lắm mà quan tâm tới hiệu suất thực của VPS thôi.
      Muốn VPS free RAM nhiều rất dễ nhưng free RAM nhiều thì CPU lại càng phải sử dụng nhiều ==> hiệu suất giảm.

  17. Du Vang Van

    Ko cai duoc ionCube Loader bac a
    cai thi bao loi la
    The following problems have been found with the ionCube Loader installation:
    The ionCube Loader must be the first Zend extension listed in the configuration file, /etc/php.d/opcache.ini.
    The necessary zend_extension line could not be found in the configuration. :nono:

  18. Cách khắc phục đơn giản nhất là điền đúng thông tin database bạn ạ.
    Phiên bản sắp tới mình sẽ fixx lỗi này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *