Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt VPSSIM

VPSSIM hỗ trợ hệ điều hành Almalinux , Centos, RockyLinux,  Oracle Linux … các phiên bản 8 và 9 trên server sử dụng cpu Intel/AMD/ARM,  nên các bạn có thể tuỳ chọn hệ điều hành phù hợp mới mình.

Khi cài đặt Server bằng VPSSIM, bạn sẽ được lựa chọn các phiên bản:

+ PHP: Thấp nhất là PHP 7.2, tuỳ thuộc vào phiên bản hệ điều hành bạn chọn. Như với RHEL 9  Almalinux 9 chẳng hạn) PHP được chọn từ  7.4 . Với RHEL 8 (như Almalinux 8) thì PHP được chọn từ 7.2. Sau khi cài đặt xong server, nếu bạn muốn thay đổi phiên bản PHP khác thì dùng chức năng “Thay Đổi Phiên Bản PHP” trong VPSSIM.

+ Nginx: Có 3 phiên bản Nginx bạn có thể chọn đó là Nginx mainline, Nginx Stable và Nginx-more. Nginx mainline và Stable được cài từ trực tiếp từ Nginx.org repo,  Nginx-More thì là Nginx Stable và được cài thêm các module nginx: Brotli, More Headers, Cache Purge, VTS, GeoIP2, Echo and ModSecurity. Nếu không chọn Nginx-More thì bạn chỉ có thể sử dụng được 75% sức mạnh của VPSSIM. Vì vậy, Mình khuyến nghị các bạn chọn VPSSIM để sử dụng được 100% các chức năng VPSSIM.

Chuẩn bị Server

  1. VPS (Server) sử dụng hệ điều hành AlmaLinux, CentOS, RockyLinux và Oracle Linux phiên bản 8 và 9. Mặc dù VPSSIM vẫn hỗ trợ Centos Stream nhưng mình không khuyến khích các bạn sử dụng hệ điều hành này nếu là người dùng thông thường. Chi tiết các bạn xem tại đây: Tại sao không nên dùng CentOS Stream và nên sử dụng AlmaLinux, Rocky Linux hoặc Oracle Linux?
  2. Phần mềm kết nối SSH với server. Bạn nên sử dụng Terminus vì phần mềm này hỗ trợ đa nền tảng và không bị lỗi hiển thị font chữ tiếng Việt có dấu. Bạn có thể xem chi tiết tại đây.
  3. VPSSIM có chức năng tạo swap tự động. Vì vậy, sau khi cài đặt xong VPSSIM, bạn có thể tạo swap rất đơn giản và nhanh chóng mà không cần tạo trước.

Lệnh Cài đặt VPSSIM

Bản tiếng Việt:

curl get.vpssim.com -o install && sh install

=>  Các phần mềm SSH trên MacOS và Windows hỗ trợ UTF-8 để không bị lỗi font chữ Tiếng Việt trên VPSSIM

Bản tiếng Anh:

curl get.vpssim.net -o install && sh install

Các bạn lưu ý: Sau khi hoàn tất cài đặt server, các bạn hãy vào mục “Đăng Ký Business Version” trên VPSSIM main menu để kích hoạt 7 ngày dùng thử đầy đủ chức năng của VPSSIM.

Hướng Dẫn Cài Đặt VPSSIM

VPSSIM chỉ chạy trên tài khoản root, vì vậy bạn cần kết nối SSH tới server bằng tài khoản root, sau đó mới có thể cài được.

Kết nối SSH tới Server và sử dụng lệnh sau để cài phiên bản tiếng Việt. Nếu muốn sử dụng bản tiếng Anh, bạn có thể sử dụng lệnh phía trên để cài đặt hoặc cài đặt xong, truy cập VPSSIM để chọn chuyển ngôn ngữ sang tiếng Anh.

curl get.vpssim.com -o install && sh install

Tiếp theo, script cài đặt sẽ tiến hành vô hiệu hoá SELinux trên server và sau đó server sẽ khởi động lại để vô hiệu hoá hoàn toàn SELinux. Sau khi server khởi động lại,
bạn chạy lại dòng lệnh trên một lần lần nữa để quá trình cài đặt server chính thức bắt đầu.

 

 

Đoạn tiếp theo này, bạn lựa chọn phiên bản PHP và Nginx trước khi bắt đầu cài đặt.

Bước xác nhận lại cuối cùng trước khi quá trình cài đặt bắt đầu.  Nếu bạn muốn chọn lại thì chọn không đồng ý để chọn lại, nếu bạn chọn đồng ý thì quá trình cài đặt sẽ chính thức bắt đầu.

Thời gian cài đặt này nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tốc độ kết nối mạng của server để tải các file cài đặt, cũng như cấu hình server.

Sau đó việc cài đặt hoàn thành:

Lệnh Chạy VPSSIM

Bây giờ, bạn có thể sử dụng lệnh: vpssim để truy cập VPSSIM trong terminal để quản lý Server của mình rồi.

Menu Chính Của VPSSIM

Bạn lưu ý:

– phpMyadmin Port: đây là port truy cập phpMyadmin, cũng như download các file backup, xem server status. Mặc định port này là 810. Bạn có thể đổi port này sau khi cài đặt xong bằng chức năng “Thay Đổi phpMyadmin Port” trong phần “Quản Lý phpMyadmin, FileManage” của VPSSIM.

– Thông tin đăng nhập link quản lý mặc định được show trong khi cài đặt. Bạn có thể đổi thông tin Username và mật khẩu trong chức năng “User & Password Mặc Định” trong phần “Bảo Mật Server & Website” để thay đổi. Bạn cũng có thể tắt mật khẩu này cũng được, nhưng mình khuyên bạn chỉ tắt khi cần Wget file backup sang server khác thôi. Còn lại bình thường nên bật để đảm bảo server an toàn hơn. Tắt bật mật khẩu bảo vệ port này trong Quản Lý phpMyadmin.

– Các thông tin User, mật khẩu quản lý, mật khẩu root MySQL… mình gom lại để ở chức năng “Thông Tin Quản Lý Server”, bạn có thể xem lại nếu quên thông tin.

– Khi thêm domain vào server, nếu bạn chọn domain.com thì khi website chạy, nó sẽ hiển thị trên đường dẫn là http://domain.com . Nếu bạn điền domain là www.domain.com, khi chạy địa chỉ sẽ là http://www.domain.com. Vì vậy bạn cần cân nhắc khi thêm domain vào server. Còn lại, khi chạy tất cả các chức năng liên quan tới domain đó trong VPSSIM, bạn nhập www.domain.com hay domain.com đều được. VPSSIM nhận biết được hai domain này là một nên sẽ chạy một kết quả duy nhất.

– Bất cứ khi nào bạn upload code lên server cho website, bạn phải chạy chức năng số 2 “Fix Lỗi Chmod & Chown” , nếu không khi cài đặt hoặc chạy website sẽ bị lỗi. Bạn có thể chọn fix lỗi 1 hoặc tất cả website trên server, cách nào cũng được. Nếu bạn có chạy UI desktop trên server thì bắt buộc bạn chạy chức năng này mà không nên sử dụng lệnh chown /home. Nếu bạn sử dụng lệnh chown cả /home thì bạn sẽ không thể truy cập vào Desktop UI được.

Mình khẳng định, nếu bạn thành thạo sử dụng VPSSIM, bạn sẽ thấy việc sử dụng VPS, Server nó đơn giản đến không tưởng. Gần như tất cả các việc bạn cần làm, VPSSIM đều thực hiện được. Tất nhiên để thành thạo, bạn cần tìm hiểu về cách sử dụng các chức năng của nó. Bạn hãy đọc các bài viết về cách sử dụng các chức năng của VPSSIM tại mục Hướng Dẫn Sử Dụng VPSSIM nhé.

Chúc bạn thành công.

 

1.819 Comments

  1. Làm thế nào cài trên vps linux của amazon nhỉ. Mình cài nó báo phải có quyền root mới cái dc

  2. Xin chào,

    Sau khi cài VPSSIM thì không hiểu sao mình không dùng được các lệnh như bình thường nữa: ls, cd…v.v

    Muốn cấu hình cái etc/nginx/nginx.conf mà không biết phải làm sao. Lệnh ko gõ được, FTP thì cấm quyền root.

    Phiên bản cũ theo mình thấy dùng tiện hơn, lệnh gõ tẹt, FTP thì root login vô tư. Chỉnh sửa gì cũng nhanh, đỡ phải dùng lệnh vi.

    Cảm ơn,

    • Mình vẫn ls, cd, nano … bình thường mà 🙂 Những cái đó VPSSIM không can thiệp gì cả vì bản thân VPSSIM cũng phải dùng các lệnh đó để hoạt động. Thiếu những cái đó, VPSSIM chỉ có thể chạy mỗi menu không hà 😀
      Quyền root chỉ ngăn cho FTP thôi, nếu muốn edit các file hệ thống, bạn dùng SFTP đi.

  3. Duong Nguyen

    Làm sao để dùng IPV6 tự động cho website vậy bạn? Mình đang xài Vultr vps xài vpssim, Vps của mình đã bật cả ipv6

    • Hôm rồi mình có nghiên cứu qua về ipv6 nhưng ngại lại thôi 🙂
      VPSSIM không dùng được cho IPv6 bạn ạ.
      Muốn dùng được IPv6 thì phải làm lại một số file, một thời gian nữa mình sẽ nghiên cứu, hiện tại ngại quá 😀

  4. Minh

    Chào Oánh, mình mới disable CSF firewall đi thì Bittorrent Sync lại chạy ầm ầm, bạn chỉ mình cách khắc phục khi sử dụng đồng thời 2 cái nhé.
    Thanks

    • Chào bạn.
      Để mình nghiên cứu và sẽ có bản fix sắp tới.
      Tạm thời, bạn thêm IP chạy btsync vào CSF.ALLOW bằng chức năng thêm IP vào CSF.Allow trong ” Quản lý CSF Firewall”
      Nếu chưa hết thì thêm port btsync vào hai phần dưới trong /etc/csf/csf.conf
      # Allow incoming TCP ports
      TCP_IN = "20,21,22,25,53,80,110,143,443,465,587,993,995,..."
      # Allow outgoing TCP ports
      TCP_OUT = "20,21,22,25,53,80,110,113,443,587,993,995,..."

      sau đó khởi động lại csf là được.

  5. Minh

    Chào Oánh,
    sau một thời gian dùng bittorrent sync thì nó không còn sync nữa. mình đã gỡ bittorrent sync và cài đặt lại từ đầu nhưng nó chỉ báo conectting … thôi chứ không được. Bạn có thể chỉ giúp mình lỗi này không?
    Many thanks

  6. NAM

    mình phải restart lại mysql và nginx mới hết.
    Không có quyền edit, spam b thông cảm.

  7. NAM

    cám ơn b, mình khôi phục và dùng bt rồi, nhưng thỉnh thoảng cứ bị không kết nối tới sv rồi hiện.
    403 Forbidden

    Nginx-VPSSIM

  8. NAM

    mật khẩu bị dính vietkey, khổ quá cơ, mình vào đc rồi. Nhưng mình import file data sql của mình nó báo 502 Bad Gateway
    nginx. F5 lại thì nó báo thời gian kết nối quá lâu gì đấy và không import đc.

    • Bạn nên sử dụng chức năng phục hồi database có sẵn trong VPSSIM nhé.
      Tốc độ nhanh hơn và không giới hạn dung lượng.

  9. NAM

    mình vừa rebuild lại hdh. Nhưng đăng nhập vào phpmyadmin báo #1045 – Access denied for user ‘root’@’localhost’ (using password: YES) là sao nhỉ

  10. NAM

    cài xong không vào đc phpmyadmin luôn, toàn báo 403 Forbidden

    nginx

  11. NAM

    mình mới tập cài, có cách nào bỏ cái sim.domain đc không. Mình không muốn có chữ sim. sợ xóa sim đi có lỗi gì lại phiền.

  12. Thomanphan

    Bị lỗi này là sao bạn nhỉ

    service nginx start
    Starting nginx: /bin/bash: /usr/sbin/nginx: No such file or directory

    cat /etc/centos-release
    CentOS release 6.7 (Final)
    😥

  13. Dự

    Bác cho hỏi tại sao web mình có trang nó chạy https có trang lại ko nhỉ?
    mình muốn tất cả các trang đề https với khóa xanh 🙄 🙄
    Đã tìm các cách gúc gồ mà ko được,thậm chí On RewriteEngine là ko truy cập được
    bác có cách nào giúp anh em với

    • Các website bạn thấy https màu xanh đang dùng cloudflare đúng không ?
      Muốn website chạy https, bạn cần mua chứng chỉ ssl hoặc dùng dịch vụ miễn phí của cloudflare cũng được.

    • Bạn có thể tạo tài khoản root và cài đặt.
      Tuy nhiên, VPSSIM chưa hỗ trợ amazon cloud nên chưa cài đặt được nha.
      Thời gian nữa mình sẽ tìm cách.

  14. Oánh cho hỏi chút mình test với server vultr có add thêm 1 IP nữa và trỏ domain tới IP đó.
    Vào vpssim tạo thêm 1 domain tương ứng. setup wordpress chạy bình thường.
    Tuy nhiên khi check bằng F12 trên trình duyệt kiểm tra header thì thấy vẫn báo remote server là IP chính
    Mình thử cài riêng Lemp server , ADD Ip thứ 2 và check thì thấy chạy bình thường, site nào đều có respone đúng trên IP site đấy.
    Oánh kiểm tra xem sao lại như thế nhé, vì mình thấy dùng vpssim khá tiện, không muốn bỏ qua nó cho các server của mình ::cave:

    • Có thể do IP của website được nhà mạng cache, bạn đợi khoảng mấy tiếng đến 2 ngày (:D) tùy nhà mạng thì IP của website mới thực sự được cập nhật.
      Bản chất bạn tự làm hay dùng VPSSIM thì kết quả cũng giống nhau mà.

      • không, mình look up thấy IP trỏ đúng về rồi mới test. Mà 2 thí nghiệm như nhau mà 🙂
        server {
        listen 80;
        server_name test1.babytv.vn;
        root /home/test/tes1;
        index index.php index.html;
        client_max_body_size 2G;
        fastcgi_buffers 64 4K;
        location / {
        index index.php index.html index.htm;
        try_files $uri $uri/ /index.php?$args;
        }
        location ~ .php$
        {
        fastcgi_split_path_info ^(.+.php)(/.+)$;
        include /etc/nginx/fastcgi_params;
        fastcgi_pass 127.0.0.1:9000;
        fastcgi_index index.php;
        fastcgi_param SCRIPT_FILENAME /home/test/tes1$fastcgi_script_name;
        }
        }
        Đây là cấu hình vhost trên con LEMP tự cài.
        mình có nhân bản ra thêm 1 vhost nữa:
        server {
        listen 80;
        server_name test2.babytv.vn;
        root /home/test/tes2;
        index index.php index.html;
        client_max_body_size 2G;
        fastcgi_buffers 64 4K;
        location / {
        index index.php index.html index.htm;
        try_files $uri $uri/ /index.php?$args;
        }
        location ~ .php$
        {
        fastcgi_split_path_info ^(.+.php)(/.+)$;
        include /etc/nginx/fastcgi_params;
        fastcgi_pass 127.0.0.1:9000;
        fastcgi_index index.php;
        fastcgi_param SCRIPT_FILENAME /home/test/tes2$fastcgi_script_name;
        }
        }

        Và đây là file nginx.conf:

        user nginx;
        worker_processes 1;

        error_log /var/log/nginx/error.log warn;
        pid /var/run/nginx.pid;

        events {
        worker_connections 1024;
        }

        http {
        include /etc/nginx/mime.types;
        default_type application/octet-stream;

        log_format main ‘$remote_addr – $remote_user [$time_local] “$request” ‘
        ‘$status $body_bytes_sent “$http_referer” ‘
        ‘”$http_user_agent” “$http_x_forwarded_for”‘;

        access_log /var/log/nginx/access.log main;

        sendfile on;
        #tcp_nopush on;

        keepalive_timeout 65;

        #gzip on;

        include /etc/nginx/conf.d/*.conf;
        }
        Để mặc định khi cài nginx xong 🙂

        Với cấu hình trên thì server chạy tốt, mỗi site đều chạy riêng trên IP mà mình trỏ về.
        Trong khí đó dùng vpssim thì tất cả các site đều response về duy nhất IP chính.
        Đây là Header của request:
        Request URL:http://test1.babytv.vn/chao-moi-nguoi/
        Request Method:GET
        Status Code:200 OK
        Remote Address:45.32.189.71:80
        Response Headers
        view source
        Cache-Control:no-cache, must-revalidate, max-age=0
        Connection:keep-alive
        Content-Type:text/html; charset=UTF-8
        Date:Thu, 28 Apr 2016 06:57:20 GMT
        Expires:Wed, 11 Jan 1984 05:00:00 GMT
        Link:; rel=”https://api.w.org/”
        Link:; rel=shortlink
        Pragma:no-cache
        Server:nginx/1.8.1
        Transfer-Encoding:chunked
        X-Pingback:http://test1.babytv.vn/xmlrpc.php
        X-Powered-By:PHP/5.6.19
        ::cave: ::cave: ::cave:

        • Mình cũng ko hiểu nữa. Bản chất thì cài bằng VPSSIM hay tự cài đều như nhau, VPSSIM chỉ thay bạn làm thủ công thôi.
          Mình cũng đã chạy 2 site 2 IP vẫn cho kết quả tốt mà.

          • Oánh thử f12 trên trình duyệt và kiểm tra header xem
            Request Method:GET
            Status Code:200 OK
            Remote Address:45.32.189.71:80
            Response Headers
            phần remoteAddress cần phải trả về đúng IP mà mình trỏ đến domain đó
            :macf:

  15. chào bạn cho mình hỏi chút hôm nay mình có reboot lại vps nhưng sau đó thì không thể truy vào pot 22 vào ssh trên web của DO vẫn được 🙁

  16. Mình dùng chức năng backup wordrpess thì bị lôi . sau đó restore lại không được.
    Từ lúc đó trở đi mariadb hay bị crash treo phải vào bật lại.

    • Chắc do database của bạn có lỗi gì đó.
      Mình thử đi thử lại rất nhiều lần không có lỗi lầm gì.
      Có lẽ trong tương lai, mình sẽ làm lại chức năng Backup & Restore này.
      Khi đó sẽ quay trở lại định dạng backup .GZ cho dung lượng nhẹ hơn.
      Và backup hay phục hồi sẽ có cách bỏ qua phần lỗi.

      • lỗi ko phải trong phần backup& restore của vps mà khi test bản mới của vpssim có mục nâng cấp wp an toàn ấy. Sau khi nâng cấp nó thông báo có backup db, nhưng sau đó báo nâng cấp thất bại.
        Từ lúc đó mariadb hay bị treo.

        Vps sim oảnh cho thêm mục thêm IP vào vps nhé 🙂

        • Mấy chức năng đó phần backup database chung 1 nguyên lý hoạt động mà 😀
          website có lỗi gì đó nên nâng cấp không thể thực hiện được.
          Chức năng thêm IP vào VPS buộc lòng phải làm thủ công thôi bạn. Không can thiệp được đâu 🙂

  17. Dự

    cài trên cent 7 nhưng nginx stop
    định On nó mà ko được
    service nginx restart
    Restarting nginx (via systemctl): Job for nginx.service failed because the control process exited with error code. See “systemctl status nginx.service” and “journalctl -xe” for details.
    bác biết cách chữa bệnh ko? :nono:

  18. Vụ việc của mình ở trên mình bị lôi ở trên là mình lấy tin tức từ site khác đỗ về data mình…..

    Khi lấy tin túc >> mình lọc url xong mời phân tích dũ liệu ….

    đằng này ở host apache thì link http://domain.com/news/../../title.php dùng hàm str_replace loại bỏ /../../ ta loại bỏ được ra link http://domain.com/news/title.php >> lúc này ta phân tích dữ liệu

    Ngược lại trên nignx thì mình chưa làm được điều này….

    CÓa ai giúp mình vấn đề này được ko ? // thanks

    • Chào bạn. Rule của Nginx khác với Apache nên bạn cần convert rule trong .htaccess sang rule của nginx trong vhost.
      Về vấn đề này mình rất tiếc không giúp được cho bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *