Hướng dẫn sử dụng chức năng “Thêm Website & Code” của VPSSIM

Khi sử dụng chức năng Thêm Website & Code của VPSSIM, ngoài việc bạn có thể thêm domain vào VPS, bạn có thể thêm code tự động vào domain giống như cpanel. Có tất cả 36 code hỗ trợ, tất cả các code đều miễn phí, tất nhiên những code dạng trả phí hay null mình sẽ không thể thể add vô VPSSIM được.

Hướng dẫn sử dụng chức năng “Check & Block IP DOS” của VPSSIM

Trong VPSSIM, mình có tích hợp thêm tính năng kiểm tra và chặn IP tấn công DOS VPS/Server. Tính năng Block IP DOS dựa vào CSF Firewall nên khi sử dụng chức năng này, VPSSIM sẽ yêu cầu bạn cài đặt CSF Firewall, bạn hãy chọn Y và enter, rồi điền email để VPSSIM tự động cài đặt CSF Firewall cho VPS của bạn.

Khắc phục lỗi hỏi User FTP khi cài đặt Plugin, theme cho wordpress trên VPSSIM

Với các blog wordpress hay các code bất kỳ bạn download bằng tính năng tự động của VPSSIM, sau khi download code về VPS, VPSSIM sẽ thiết lập quyền Chown cho thư mục public_html nên các code này sẽ hoạt động bình thường mà không gặp lỗi gì cả. Nhưng nếu bạn chỉ thêm website vào VPS sau đó tự upload code lên VPS thì bạn phải thiết lập chown cho thư mục public_html của domain trước khi chạy.

Hướng dẫn phục hồi database bằng VPSSIM

Sử dụng chức năng phục hồi database có sẵn trong VPSSIM sẽ giúp bạn phục hồi database nhanh và đơn giản hơn rất nhiều. Với một database có dung lượng một vài GB, bạn chỉ cần một vài chục giây tới vài phút là phục hồi xong.  Sau đây là cách sử dụng chức năng phục hồi database của VPSSIM.

Hướng dẫn thêm domain và Upload code vào VPS chạy VPSSIM

Việc thêm domain vào VPS chạy VPSSIM rất đơn giản do VPSSIM đã tự động tạo vhost sẵn cho domain bạn thêm vào. Lưu ý quan trọng là khi thêm website và upload code lên VPS là bạn phải phân quyền cho code thì code website mới hoạt động chính xác và không bị lỗi được. Những lỗi có thể xuất hiện khi bạn không thực hiện phân quyền (Chown) cho code : Không cài đặt được, không cài đặt được theme hay plugin, không nâng cấp được, lỗi xuất hiện các file core.xxx,….